Bệnh quai bị lây lan trực tiếp qua đường hô hấp và phổ biến ở nhóm trẻ học mẫu giáo, tiểu học hoặc ở tuổi thanh thiếu niên. Tuy bản chất của quai bị là lành tính nhưng nếu không chẩn đoán kịp thời và điều trị đúng cách thì bệnh có thể để lại những biến chắc nặng nề. Vậy nên, trong bài viết dưới đây hãy cùng afdop.org tìm hiểu bệnh quai bị là gì để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhé.
I. Bệnh quai bị là gì?
Quai bị hay còn có được gọi là má chàm bám, đây là bệnh lý do virus gây ra và có khả năng lây nhiễm qua đường hô hấp từ người này sang người khác. Virus gây bệnh quai bị ảnh hưởng chủ yếu đến tuyến nước bọt nằm ở gần tai, vì thế nó gây ra hiện tượng sưng ở một hoặc cả 2 tuyến nước bọt này.
Nhìn chung, quai bị không phải bệnh quá nghiêm trọng và xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ từ 5 đến 9 tuổi. Tuy nhiên, virus gây bệnh quai bị vẫn có khả năng lây nhiễm sang người lớn tuổi. Lúc đó, bệnh có thể để lại những biến chứng nguy hiểm.
II. Nguyên nhân bị quai bị từ đâu?
Như đã chia sẻ khi giải thích bệnh quai bị là gì, bệnh lây qua đường hô dấp và dễ phát triển thành dịch. Ngoài ra, quai bị còn lây qua giọt bắn nước bọt của người bệnh khi hắt hơi, nói chuyện hoặc ho; bệnh còn lây qua đường ăn uống như dùng chung cốc, đũa, muỗng… của người bệnh.
Mặc dù quai bị gây bệnh quai bị có thể tồn tại trong nước tiểu khoảng 2-3 tuần nhưng cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu xác định khả năng lây truyền của bệnh qua đường phân hay nước tiểu của người bệnh.
Ki bị nhiễm quai bị, virus gây bệnh là paramyxovirus nhanh chóng nhân lên trong khoang tỵ hầu, hạch bạch huyết và tăng cao trong huyết thanh người bệnh, sau đó virus nhanh chóng lan ra các cơ quan khác.
III. Triệu chứng bệnh quai bị như thế nào?
Thông thường, các triệu chứng của bệnh quai bị sẽ xuất hiện sau khoảng 2-3 tuần tính từ thời điểm nhiễm virus và có dấu hiệu giảm dần trong những tuần tiếp theo. Vậy nên để có thể chẩn đoán chính xác bệnh quai bị là gì, bạn đừng bỏ qua những triệu chứng dưới đây.
Dấu hiệu đặc trưng nhất của quai bị chính là sưng tuyến nước bọt khiến cho vùng má dưới tai người bệnh sưng to một bên hoặc cả 2 bên.
- Khi nhai hoặc nuốt cảm thấy đau, nhức
- Đau nhức mỏi cơ, đau đầu, sốt
- Ăn không thấy ngon miệng
- Mệt mỏi, cơ thể yếu ớt
Vậy nên, nếu bố mẹ nhận thấy trẻ có dấu hiệu của bệnh quai bị thì hãy nhanh chóng đứa bé để cơ sở y tế gần nhất để chẩn đoán và thăm khám kịp thời. Đặc biệt khi trẻ nhỏ có những dấu hiệu sau:
- Sốt cao 39 độ
- Trẻ gặp khó khăn khi ăn uống
- Trẻ đau bụng, hay nhầm lẫn và có biểu hiện mất phương hướng
- Bé trai còn có dấu hiệu sưng, đau tinh hoàn.
Tác nhân gây ra bệnh quai bị có thể lây lan trong khoảng 9 ngày kể từ khi những triệu chứng xuất hiện. Vì thế, khi đưa trẻ đến cơ sở y tế bạn nên thông báo với bác sĩ, nhân viên y tế để được di chuyển đến khu vực cách ly hoặc có biện pháp giảm lây nhiễm cho người khác.
IV. Những biến chứng nguy hiểm khi bị quai bị
Tuy quai bị là căn bệnh lành tính nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì nó có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như sau:
1. Viêm tinh hoàn
Nếu gặp phải biến chứng viêm tinh hoàn do bệnh quai bị thì người bệnh sẽ cảm thấy tinh hoàn sưng to hơn mức bình thường gấp 2-3 lần, mệt mỏi, sốt cao và đau bìu. Theo nghiên cứu, có đến 30% trường hợp viêm tinh hoàn do quai bị sẽ bị teo tinh hoàn, điều này gây ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng, thậm chí là vô sinh.
2. Viêm buồng trứng
Một trong những biến chứng khác của bệnh quai bị là gì? Người bị quai bị biến chứng viêm buồng trứng sẽ thấy khí hư ra nhiều, có mùi hôi, đau bụng âm ỉ hoặc vùng hố chậu sẽ xuất hiện những cơn đau, co giật.
Biến chứng này nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì có thể phát triển thành viêm buồng trứng, u nang ống dẫn trứng, tắc vòi trứng… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của nữ giới.
3. Viêm não
Khi đi vào cơ thể, virus quai bị có thể tấn công hệ thần kinh làm gia tăng nguy cơ trẻ bị viêm màng não. Điều này dẫn đến những biến chứng về thần kinh, thậm chí là đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
4. Điếc vĩnh viễn
Đây là một biên chứng của quai bị rất hiếm gặp, chủ yếu xảy ra ở giai đoạn bệnh khởi phát. Bởi lúc này virus gây bệnh khiến cho vùng ốc tai bị tổn thương, trường hợp đặc biệt người bệnh có thể bị điếc vĩnh viễn.
Ngoài ra bệnh quai bị còn gây ra một số biến chứng nguy hiểm khác như viêm cơ tim, viêm đường hô hấp, viêm tuyến giáp…
V. Phương pháp điều trị bệnh quai bị
Cho đến nay bệnh quai bị vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, bởi vì nguyên nhân gây bệnh là do virus nên việc sử dụng thuốc kháng sinh với quai bị sẽ không có tác dụng. Bên cạnh đó, nếu không gặp biến chứng gì thì hầu hết người bị quai bị sẽ thường hồi phục trong khoảng vài tuần. Dưới đây là những lưu ý khi điều trị bệnh quai bị là gì?
- Nguyên tắc quan trọng nhất trong việc điều trị bệnh quai bị là người bệnh hạn chế vận động. Nên cách ly người bệnh với mọi người xung quanh để bệnh không có khả năng lây nhiễm với người khác.
- Có thể chườm ấm hoặc chườm mát để giảm sự khó chịu ở vùng bị sung.
- Người bệnh nên tránh ăn thực phẩm cứng, rắn và cần phải nhai nhiều. Thay vào đó nên ăn cháo, thực phẩm mềm và uống nhiều nước.
- Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần điều trị chống viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng, viêm màng não… và chỉ dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
IV. Phòng ngừa bệnh quai bị như thế nào?
Vậy cách phòng tránh bệnh quai bị là gì? Phương pháp phòng ngừa căn bệnh này tốt nhất hiện nay chính là tiêm vắc xin. Sau khi tiêm vắc xin đầy đủ hầu hết mọi người sẽ tạo được khả năng miễn dịch.
Vậy nên, bố mẹ hãy đưa trẻ nhỏ đi tiêm vắc xin ngừa quai bị trước khi đi học. Mũi thứ nhất khi trẻ từ 12-18 tháng tuổi, mũi thứ 2 khi trẻ 3-5 tuổi, 2 mũi nên được tiêm cách nhau ít nhất là 1 tháng.
Nhìn chung quai bị là bệnh nhiễm trùng siêu vi nên nếu phát hiện sớm thì quá trình điều trị sẽ dễ dàng hơn. Do đó, hy vọng với những chia sẻ trên đây bạn đã biết được bệnh quai bị là gì, những dấu hiệu phát hiện ra bệnh. Qua đó có thể chẩn đoán và điều trị kịp thời để tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm.